Microphone (micro) là gì? Sử dụng sao cho đúng với chức năng?

Written by

Admin

Follow us

1. Phân loại

Micro được chia làm 2 loại:

Condenser (micro điện dung): Là micro sử dụng hiệu ứng thay đổi điện dung để thay đổi sóng điện. Thường được sử dụng trong những khu vực không gian lớn như nhà hát, giảng đường, sân vận động hoặc phòng thu âm một lượt mà có nhiều người sử dụng dù là ở khoảng cách xa nào đi chăng nữa.

Dynamic (micro điện động): Là micro sử dụng nam châm để thay đổi sóng điện. Thường được dùng cho ca sĩ, MC hoặc tại các quán hát Karaoke.

Piezo (Micro áp điện): Là loại micro sử dụng hiện tượng áp điện (khả năng của một số vật liệu tạo ra điện áp khi chịu áp suất) để chuyển đổi rung động thành tín hiệu điện. Thường được sử dụng để hỗ trợ khuếch đại âm thanh từ các nhạc cụ nhờ khả năng kháng trở lớn. 

2. Polar Pattern 

Polar pattern là tính định hướng của micro. Tính định hướng này sẽ quyết định các hướng, khu vực mà micro sẽ thu vào.

Chúng ta có 2 loại : Micro không định hướng còn gọi là micro đa hướng (Omnidirectional micro) và micro định hướng (Unidirectional micro)

+ Micro đa huớng: Micro loại này hút âm thanh từ tất cả mọi hướng quanh micro: Trái, phải, trên, dưới, trước, sau…(ca sĩ sẽ dùng nhiều hơn)

+ Micro định hướng: Chỉ hút được âm thanh theo các hướng như là âm thanh ở phía trước hoặc xung quanh, cũng có khi là hút âm thanh ở phía trước , xung quanh và một ít ở phía sau, cũng có thể là hút ở rất xa và xa hơn (chủ yếu là diễn viên sân khấu kịch, micro cài áo).

3. Độ nhạy của micro
Tạm dịch là độ nhạy của micro; được tính bằng đơn vị dB, chúng ta hãy lấy một ví dụ để minh họa dễ hiểu hơn nhé: 

Ví dụ :

+ Độ nhạy của micro DBacoustic 350 là –51.4 dB (0dB=1V/Pa)
+ Độ nhạy của micro DBacoustic 450 là –56.0 dB (0dB=1V/Pa)
Ta thấy: -51.4 dB lớn hơn -56 dB. Như vậy có nghĩa là micro DBacoustic 350 nhạy hơn micro DBacoustic 450

Nhưng micro nhạy hơn có ý nghĩa gì: Chính xác điều này sẽ giúp Micro nhạy hơn, ta có thể giảm bớt Gain và Volume trên Mixer, điều đó có nghĩa là ta đã tiết kiệm đựợc headroom (khoảng dự trữ tín hiệu từ độ lớn âm thanh trung bình đến độ lớn của âm thanh tối đa).

4. Giải tần 

Không những micro có giải tần mà tất cả các thiết bị khác đều có chỉ số kỹ thuật này. Nói nôm na là khoảng âm thanh cao nhất và thấp nhất mà thiết bị có thể phát hoặc thu được.
Đơn vị tính là Hz và kHz (1 kHZ = 1000Hz)

Ví dụ : Micro E-835 có Frequency Reponse là 40Hz … 16kHz. Như vậy có nghĩa là micro này có thể thu và phát được từ tần số 40Hz đến 16kHz. Thiết bị có thể thu phát được giải tần càng rộng (càng thấp và càng cao) thì càng tốt.

Ví dụ minh họa cụ thể khác nữa là:

+ Micro dBacoustic 350 có giải tần : 40Hz … 16kHz.
+ Micro dBacoustic 450 có giải tần : 50Hz … 15khz.
Ta có thể kết luận: DB350 có giải tần rộng hơn DB450, như vậy DB350 có thể thu và phát ra âm thanh trầm hơn (âm thanh nghe ấm hơn) cũng như thu và phát âm thanh cao hơn (tiếng Treble sẽ bén và ngọt hơn).

Thông thường tai của người bình thường có thể nghe được từ tần số 50Hz đến 16kHz. Thanh thiếu niên từ 40Hz – 18kHz. Người lớn tuổi từ 60Hz – 12kHz.

5. Cách chọn lựa micro.

Khi các bạn muốn mua micro, các bạn nên theo những trình tự sau:

- Nếu bạn cần so sánh hai loại micro với nhau, bạn nên để gain và volume của hai micro ở vị trí bằng nhau để tất cả tone của mixer (High, Mid, Lo…) của mixer ở vị trí 0 (Ở giữa) và tắt toàn bộ Effect (Echo, Reverb…) 

- So sánh và xem xét thật kỹ tính chất kỹ thuật của loại bạn dự định mua, nếu không chắc chắn hãy hỏi trực tiếp đơn vị người bán họ sẽ đưa ra phương án tốt nhất cho bạn.

- So sánh độ nhạy : Micro nào nhạy hơn, bắt tốt hơn, xa hơn, lớn hơn.

- So sánh tiếng treble : độ cao, độ nhuyễn, trong…

- So sánh tiếng bass : độ ấm, dầy của âm sắc.

- So sánh tiếng mid : rõ lời, tiếng ca trội lên.

- Khi vuốt micro hay va chạm nhẹ, có phát ra tiếng lớn không?

CHÚ Ý: Các bạn phải so sánh các loại micro có cùng giá tiền với nhau.

Bây giờ thì tôi tin rằng, bạn có thể tự tin đi mua micro cho chính mình mà không sợ bị lầm lẫn cũng như hiểu rõ hơn cách sử dụng chúng. DBacoustic chúc các bạn thành công.