Cách Treo Loa đúng kỹ thuật để có âm thanh hay nhất
Sat 08, 2024
Một trong những tính năng phổ biến của cục đẩy là chế độ Bridge, một cách để tăng công suất của thiết bị. Tuy nhiên, việc sử dụng chế độ Bridge không đơn giản và có thể gây hư hỏng cho thiết bị nếu không sử dụng đúng cách. Cùng Dbacoustic tìm hiểu về chế độ Bridge và cách đấu sao cho đúng nhé!
Chế độ Bridge hay còn có tên gọi khác là chế chập cầu, cho phép kết nối hai kênh của cục đẩy để tăng công suất đầu ra. Trong chế độ bridge, cục đẩy sẽ tự động ghép hai kênh lại với nhau, tạo ra một kênh đơn với công suất lớn hơn gấp đôi so với kênh đơn. Thường được áp dụng khi muốn tăng công suất cho một loa cụ thể hoặc khi sử dụng loa độc lập có khả năng xử lý công suất cao. Khi chuyển sang chế độ bridge, loa sẽ được kết nối giữa kênh "Positive" của một kênh và kênh "Negative" của kênh khác.
Khi sử dụng chế độ stereo, công suất của mỗi kênh thường bị giới hạn, không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng với loa công suất lớn.Nếu ép công suất vượt quá khả năng của cục đẩy, sẽ dễ dẫn đến quá tải, gây hỏng hóc thiết bị. Chế độ Bridge được tạo ra để hợp nhất công suất của hai kênh, cho phép đẩy ra một mức công suất lớn hơn, phục vụ tốt hơn cho các hệ thống yêu cầu cao như loa sub hoặc loa toàn dải lớn.
Ưu điểm của chế độ Bridge
Nhược điểm của chế độ Bridge
Trong chế độ hoạt động của cục đẩy 2 kênh, kênh A thường được mặc định là dây dương kết nối với loa, trong khi kênh B là dây âm. Điều này giúp đảm bảo loa hoạt động đúng pha, tránh tình trạng ngược pha làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Khi sử dụng cục đẩy 3 hoặc 4 kênh ở chế độ Bridge, bạn cần gạt công tắc chuyển sang chế độ này. Thông thường, thiết bị sẽ có hai đầu jack Neutrik riêng biệt, phân loại bằng màu sắc, chẳng hạn:
Phần đầu jack Neutrik này có 4 chân, được ký hiệu là 1+, 1-, 2+, 2-. Trên cục đẩy cũng sẽ có các ký hiệu tương ứng. Khi đấu dây loa, bạn cần tuân theo yêu cầu của cục đẩy. Ví dụ, nếu cục đẩy yêu cầu kết nối ở chân 1+ (dương) và 1- (âm), hãy tháo jack Neutrik và đấu dây loa vào các chân tương ứng.
Trong trường hợp đấu dây với loa Sub, mặc định:
Với cục đẩy 4 kênh có cấu tạo phức tạp hơn, bạn cần làm tương tự, đảm bảo đấu dây loa đúng theo hướng dẫn sử dụng, áp dụng nguyên tắc cho chế độ Bridge 3-4 kênh. Việc đấu nối chính xác sẽ đảm bảo loa hoạt động ổn định và đạt hiệu suất âm thanh cao nhất
- Kiểm tra tính năng hỗ trợ: Đảm bảo cục đẩy của bạn hỗ trợ chế độ Bridge. Nếu thiết bị không hỗ trợ, tuyệt đối không sử dụng -để tránh gây hư hỏng cả cục đẩy và loa.
- Đảm bảo kết nối chính xác: Kiểm tra kỹ để đảm bảo các dây loa được kết nối đúng với các chân đầu ra và đầu vào tương ứng. Việc kết nối sai có thể dẫn đến méo tiếng, hư hỏng loa hoặc thiết bị.
- Kiểm tra độ chắc chắn của kết nối: Đảm bảo các kết nối dây loa không bị lỏng và được cố định chắc chắn.
- Bật nguồn và kiểm tra: Sau khi đấu nối xong, bật nguồn cục đẩy và kiểm tra âm thanh đầu ra để đảm bảo chế độ Bridge hoạt động đúng cách.
Cách đấu nối chế độ Bridge có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại cục đẩy và nhà sản xuất.
Nếu bạn không chắc chắn về khả năng tương thích của thiết bị hoặc cách thực hiện, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc hướng dẫn từ nhà sản xuất. Việc này giúp bảo vệ thiết bị và đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình sử dụng.
Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn. DBacoustic cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Nếu có nhu cầu sở hữu hoặc trải nghiệm Đẩy Công Suất hoặc test thử âm thanh với bất kỳ sản phẩm nào khác bạn có thể đến với hệ thống đại lý Dbacoustic trên toàn quốc. Với 6 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực âm thanh, Dbacoustic sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng, tình hình tài chính cũng như lắp đặt và vận chuyển.