5 sai lầm cần tránh khi sử dụng dàn Karaoke gia đình

Written by

Admin

Follow us

Hiện nay, dàn Karaoke gia đình đã trở thành một trang bị phổ biến và hữu ích trong các không gian vui chơi tại nhà. Tuy nhiên bộ dàn Karaoke không chỉ đơn giản là cắm điện và sử dụng như chúng ta thường nghĩ mà nó còn rất nhiều vấn đề đi kèm trong quá trình sử dụng. Việc hiểu rõ cơ chế thiết bị và biết những sai lầm thường gặp phải khi sử dụng không những giúp chúng ta tránh được rủi ro không đáng có mà còn đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho gia đình bạn.

1. Đặt loa ở vị trí không phù hợp
Vị trí đặt loa karaoke là một trong những yếu tố quyết định đến âm thanh truyền đến tai người nghe có thật sự chất lượng hay không. Vì thế, bạn nên bố trí loa phù hợp với không gian phòng hát karaoke để có được chất lượng âm thanh hay nhất.

Nếu như vị trí đặt loa sai thì sẽ ảnh hưởng đến độ phủ âm thanh đến tai người nghe. Đặt hai loa ở vị trí quá gần sẽ bị hú và hướng loa bị đặt vào trong tường sẽ làm âm thanh bị dội lại, giảm chất lượng âm thanh của loa karaoke.

DBacoustic
Cách bố trí dàn Karaoke cơ bản của bộ DBacoustic LX8 SERIES

- Loa karaoke sở hữu các củ loa treble, mid thì bạn không nên đặt loa ở dưới mặt đất để hạn chế sự nhiễu sóng và các tạp âm trong quá trình phát nhạc. Vị trí loa phải ngang tầm tai người nghe và tạo thành 1 góc tam giác để âm thanh có thể truyền trực tiếp đến tai người nghe.

- Loa sub cũng giống như các loại loa khác nhưng nó sẽ giúp bạn tái tạo những dải âm thấp và có sự cộng hưởng khi phát ra âm thanh. Để đặt đúng loa sub trong phòng karaoke, bạn phải xác định vị trí nào không có vật cản, không đặt ở góc tường và có tính thẩm mỹ cao, sẽ giúp loa phát ra âm thanh to, chính xác nhất. Đối với những phòng karaoke trên tầng cao thì không nên đặt loa sub dưới mặt đất để tránh tính trạng âm thanh dội thẳng xuống sàn nhà. Có thể đặt ở vị trí không tiếp xúc với mặt sàn hoặc cách âm mặt sàn trước khi bố trí loa.


2. Không thường xuyên kiểm tra dây giắc kết nối
Trong quá trình sử dụng với tần suất thường xuyên, người dùng thường không mấy khi kiểm tra kết nối giữa các thiết bị với nhau như loa, micro và máy nguồn. Việc không kiểm tra sẽ dẫn tới kết nối lỏng lẻo làm cho âm thanh hoạt động không được rõ ràng, loa bị rè, tiếng phát ra không được trong trẻo. Bạn nên kiểm tra lại kết nối, dây giắc của thiết bị trước khi sử dụng.

Kiểm tra kết nối
Nên kiểm tra kết nối trước khi sử dụng

3. Thiếu kiểm soát âm lượng
Kiểm tra âm thanh trên máy nguồn, đầu karaoke để cho âm thanh được ổn định. Nên sử dụng mức âm lượng vừa đủ không quá to có thể gây ra méo tiếng, làm hỏng màng loa và các linh kiện bên trong. Nó cũng có thể gây khó chịu cho người nghe và hàng xóm. Nếu để âm lượng lớn sử dụng trong thời gian dài, không những gây ảnh hưởng cho thần kinh và tai mà còn gây hại đến bộ phát âm thanh của loa, có thể gây ra hỏng loa.

Nên sử dụng mức âm lượng vừa đủ

4. Không bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị định kỳ
Một vấn đề mà rất ít người để ý tới đó là việc bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị. Các vấn đề nhỏ của thiết bị nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến hỏng hóc lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của dàn loa. Mục đích của việc bảo dưỡng là để kiểm tra, sửa chữa, thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo rằng các bộ phận hoạt động một cách tốt nhất. Hơn thế nữa bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bảo vệ và giúp cho dàn Karaoke hoạt động trơn tru. 

DBacoustic
Hãy nhớ bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị định kỳ

Bảo quản đúng cách và vệ sinh thiết bị thường xuyên cũng giúp tăng tuổi thọ cho dàn Karaoke. Hãy đảm bảo loa được bảo quản trong môi trường khô ráo, tránh ẩm ướt và bụi bẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và thường xuyên lau chùi loa bằng khăn mềm để giữ cho bề mặt luôn sạch sẽ.


5. Không cập nhật phần mềm
Trong quá trình sử dụng, nếu bạn không cập nhật phần mềm sẽ gây ra một số lỗi thường gặp với dàn Karaoke gia đình của bạn:

     - Vấn đề bảo mật sẽ không được tốt: Phần mềm cũ sẽ xuất hiện những lỗ hổng bảo mật, làm cho dàn Karaoke dễ bị tấn công hoặc bị xâm nhập bởi phần mềm xấu.

     - Bị giảm hiệu suất: Phiên bản cũ có thể không tối ưu được hiệu suất và không tương thích với các thiết bị mới, dẫn đến các thiết bị báo lỗi, trục trặc trong quá trình sử dụng.

     - Không dùng được các tính năng mới: phiên bản cũ các tính năng không được vượt trội, khi update lên phiên bản mới thì sẽ được cải tiến hoặc sửa lỗi, từ đó tăng cải thiện chất lượng của dàn Karaoke gia đình và trải nghiệm người dùng được tốt hơn.

     - Có thể gây ra sự không tương thích giữa các thiết bị với nhau, hoặc là với tập tin âm nhạc.

Trên đây là một số sai lầm khi sử dụng dàn Karaoke gia đình mà người dùng thường mắc phải. Hy vọng qua bài viết sẽ cũng cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích và cách giải quyết được vấn đề để tránh được những rủi ro không mong muốn và nâng tầm trải nghiệm dàn Karaoke gia đình.