Trở kháng của loa là gì? Cách lựa chọn trở kháng và đấu nối loa phù hợp công suất  

Written by

Admin

Follow us

Trở kháng là một trong những thuật ngữ quan trọng trong âm thanh, đặc biệt, bạn phải hiểu rõ khái niệm, nguyên lý hoạt động của trở kháng khi bạn muốn phối ghép một chiếc amply với loa. Trong môn học vật lý, chúng ta được biết trở kháng có tác dụng cản trở dòng điện khi có hiệu điện thế đặt vào mạch. Tuy nhiên, đây là khái niệm khá mơ hồ nên không phải ai cũng hình dung ra được. Qua bài viết này DBacoustic sẽ giải thích về khái niệm trở kháng là gì? Và cách lựa chọn trở kháng phù hợp nhất cho dàn âm thanh gia đình hay chuyên nghiệp để quý khách có thể hiểu hơn nhé.

1. Tổng quan về trở kháng của loa

Trở kháng - có ký hiệu được thế giới quy ước là Z và được đo bằng đơn vị ohm – ( ký hiệu là Ω) - là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Trở kháng càng cao thì dòng điện chạy qua nó càng nhỏ và ngược lại. 

Lấу một ᴠí dụ dễ hình dung nhất, đó là một đường ống nước cho nước chảу qua. Hãу nghĩ ᴠề loa như một đường ống, tín hiệu âm thanh, âm nhạc hoạt động như nước chảу qua đường ống. Đường ống càng lớn, nước càng dễ chảу qua, cũng хử lý khối lượng nước chảу nhiều hơn. Một loa có trở kháng thấp hơn giống như một ống lớn hơn ở chỗ nó cho phép tín hiệu điện đi qua nhiều hơn ᴠà cho phép nó chảу dễ dàng hơn. 

Trở kháng cũng chính là một trong số những thông số được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị âm thanh bởi vì sự hiểu biết về đại lượng này là rất cần thiết khi muốn lựa chọn một sản phẩm như ý. Khi phối ghép chuẩn, dàn âm thanh của bạn sẽ có công suất đúng như nhà sản xuất và nâng cao được tuổi thọ, tránh gây hiện tượng cháy nổ cho dàn âm thanh. Trở kháng chính là một trong số các chỉ tiêu đầu tiên khi bạn quyết định mua 1 sản phẩm như amply hay loa.

Trở kháng của loa được chia thành 2 loại đó là – loa có trở kháng cao và loa có trở kháng thấp. Loa bình dân phổ thông thường được sở hữu mức trở kháng phổ biến là 4 ohm, 6 ohm, 8 ohm. Ngoài ra, trong những hệ thống âm thanh có công suất lớn, phục vụ cho nhu cầu của nhiều người như dàn âm thanh hội trường, sân khấu chuyên nghiệp, bar, pub, sự kiện ngoài trời,… thì việc phối ghép loa cũng như việc đấu nối nhiều loa cho 1 kênh cục đẩy công suất là điều không thể tránh khỏi. 

2. Tầm quan trọng của trở kháng đối với dàn âm thanh

Không chỉ là một thông số kỹ thuật quan trọng của loa mà chính trở kháng còn là yếu tố quyết định khả năng phối kết với cục đẩy công suất của loa để có được chất lượng âm thanh và công suất cao nhất. 

Khi chọn loa và amply karaoke, bạn cần chú ý đến trở kháng của chúng. Trở kháng của loa karaoke thường dao động từ 4 ohm đến 8 ohm. Trong khi đó, amply karaoke thường có khả năng xử lý trở kháng từ 4 ohm đến 16 ohm. Nếu trở kháng của loa và amply không phù hợp với nhau, điều này sẽ dẫn đến sự mất mát hoặc giảm thiểu hiệu suất của hệ thống âm thanh.

Căn cứ vào trở kháng của loa và amply để đấu nối thiết bị. Nếu trở kháng của loa quá thấp so với amply, điều này có thể làm tăng điện áp và dòng điện, gây ra suy giảm và tiêu hao năng lượng của amply. Nếu trở kháng của loa quá cao, âm thanh sẽ không được phát triển đầy đủ, gây ra sự mất mát âm thanh.

3. Cách lựa chọn trở kháng của loa và amply sao cho phù hợp

Việc lựa chọn trở kháng của loa và amply là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất và chất lượng âm thanh của hệ thống âm thanh karaoke. Sau đây là một số hướng dẫn cách lựa chọn trở kháng của loa và amply sao cho phù hợp:

  • Xác định trở kháng của loa: Thông thường, trở kháng của loa được in trên thùng loa hoặc hộp loa. Nếu không thấy được thông số này, bạn có thể sử dụng đồng hồ ohm để đo trở kháng của loa.
  • Tìm hiểu trở kháng của amply: Thông thường, thông số trở kháng của amply được in trên mặt sau của thiết bị. Nếu không thấy được thông số này, bạn có thể tìm hiểu thông tin về trở kháng của amply từ nhà sản xuất hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng.
  • So sánh trở kháng của loa và amply: Sau khi biết được trở kháng của loa và amply, bạn cần so sánh hai thông số này. Trở kháng của loa và amply cần phải tương thích với nhau để đảm bảo chất lượng âm thanh và hiệu suất của hệ thống.
  • Chọn amply có khả năng xử lý trở kháng lớn hơn: Nếu trở kháng của loa cao hơn so với khả năng xử lý trở kháng của amply, bạn có thể chọn amply có khả năng xử lý trở kháng lớn hơn để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt hơn.
  • Sử dụng bộ điều chỉnh trở kháng: Nếu trở kháng của loa và amply không tương thích với nhau, bạn có thể sử dụng bộ điều chỉnh trở kháng để điều chỉnh trở kháng của loa sao cho phù hợp với amply.

4. Cách đấu nối loa cho phù hợp công suất 

Có 2 cách phối ghép cơ bản giữa các thiết bị âm thanh là đấu loa nối tiếp và song song. Muốn các loa có thể hoạt động cùng lúc với nhau hoặc bổ trợ cho nhau thì bắt buộc chúng ta phải sử dụng các cách đấu loa nối tiếp và song song này. Nhưng cụ thể cách đấu loa nối tiếp và cách đấu loa song song diễn ra như thế nào? 

  • Cách đấu loa nối tiếp: 

Cách đấu loa nối tiếp là kết nối từ hai loa trở lên với nhau theo quy định của các cực âm dương tương thích. Cách đấu loa nối tiếp đúng sẽ đảm bảo được: Cực dương của loa này kết nối với đầu cực âm của loa kia, và ngược lại.

Khi thực hiện cách đấu loa nối tiếp này chúng ta rất cần quan tâm đến tổng trở kháng của loa vì khi đấu nhiều loa cùng một lúc thì chắc chắn mức trở kháng sẽ tăng lên. Và để đo được mức trở kháng tăng lên như thế nào chúng ta áp dụng công thức: 

R= R1 + R2 + … +Rn

(Trong đó: R là ký hiệu của tổng các trở kháng loa. Còn R1, R2 đến Rn là trở kháng của từng loa)

Bước 1: Chuẩn bị phụ kiện âm thanh phục vụ cho cách đấu loa nối tiếp. Dây loa nên chọn phải đảm bảo được chất lượng tốt để đảm bảo an toàn trong quá trình đấu loa nối tiếp. Và nên là những dây riêng để có thể đấu nối dễ dàng

Bước 2: Bỏ bớt một lớp nhựa bọc bên ngoài của dây loa. Và chỉ giữ lại phần ruột dây loa đằng đồng bên trong. 

Bước 3: Thực hiện cách đấu loa nối tiếp bằng cách dùng dây loa vừa loại bỏ vỉ nhựa khi nãy đấu từ cực âm của loa này đến cực dương của loa khác. Và làm tương tự với cực dương và cực âm còn lại.

  • Cách đấu loa song song:

Cách đấu loa song song cũng là một cách cơ bản để phối ghép các thiết bị loa lại với nhau. Lúc này các loa được nối với nhau theo kiểu cùng cực: Cực âm nối với cực âm và cực dương nối với cực dương. Để tạo ra các dòng điện chạy ngang qua các loa và chở những dòng điện đủ để các loa hoạt động cùng lúc với nhau.

Khi thực hiện cách đấu loa song song này chúng ta cũng nên quan tâm đến tổng trở kháng của loa. Tổng trở kháng của loa được khi thực hiện cách đấu loa song song được tính bằng công thức: 

(1/R)2 = (1/R1)2 + (1/R2)2 + … + (1/Rn)2

(Trong đó: R là ký hiệu của tổng các trở kháng loa. Còn R1, R2 đến Rn là trở kháng của từng loa)

Bước 1: Chuẩn bị phụ kiện âm thanh để thực hiện cách đấu loa song song. Ví dụ 

như: Dây kết nối,… Nên chọn dây kép để đảm bảo được kết nối hoàn hảo và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của cách đấu loa song song này.

Bước 2: Chúng ta nên đấu loa song song từ cực dương của loa này sang cực dương của loa khác. Và cũng đấu như thế đối với các cực âm của loa

Bài viết trên đây DBacoustic đã làm rõ khái niệm về trở kháng trong dàn âm thanh cũng như cách lựa chọn trở kháng và cách đấu nối loa sao cho phù hợp công suất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc setup dàn âm thanh của mình.