Cấu tạo của Loa Karaoke gồm có những bộ phận nào

Written by

Admin

Follow us

Loa là gì? Chức năng của loa 
- Loa được biết là một thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh và là một trong những thiết bị nằm trong dàn hệ thống âm thanh.
- Loa hoạt động dựa trên việc làm cho không khí chuyển động từ đó điều khiển tín hiệu điện để tạo ra sóng âm thanh trong không khí, tác động âm thanh đến người nghe.
- Chức năng của loa nhằm truyền phát tín hiệu âm thanh đến người nghe.
Người ta thường sử dụng loa để nghe nhạc, xem phim, học tập hay thậm chí là tham gia trong các buổi hội họp, buổi tiệc cùng nhiều người.

1. Củ loa (Driver)

Định nghĩa

Củ loa hay còn gọi là Driver là trái tim hay cũng chính là linh hồn của hệ thống loa. Chức năng chính của củ loa là truyền phát tín hiệu thành sóng âm thanh thông qua màng loa.

Củ loa có 4 dạng khác nhau, mỗi loại sẽ được phân biệt dựa trên vai trò đảm nhận toàn dải âm thanh.

  • Loa tần số cao hay còn gọi là Tweeter hoặc loa HF (high frequency): Đây là loa thể hiện âm sắc cao của nhạc cụ và một số hiệu ứng như kính vỡ. Đối với loa này có kích cỡ khoảng 1 inch, được làm bằng các vật liệu như lụa, titanium hoặc sợi dạng tổng hợp.
  • Loa trung chịu trách nhiệm cho dải âm thoại và các âm thanh dễ nghe nhất. Kích cỡ của loa trung khoảng giữa loa Tweeter và Woofer nhưng có trường hợp kích cỡ loa trung không giống với thông thường.
  • Loa tần số thấp hay còn gọi là loa siêu trầm (Woofer): Tần số của loa còn thấp hơn so với tần số của loa trung. Để tái hiện độ sâu của loa điều đó phụ thuộc vào kích cỡ của nón loa cũng như lượng không khí tác động lên.
  • Loa toàn dải phụ thuộc vào phần âm cao và âm trung của loa. Chúng ta thường thấy loa toàn dải trong các loa con của những bộ rạp trong gia đình gọn nhẹ và thường đi kèm với loa siêu trầm để tạo ra chất lượng âm thanh đầy đủ.

Sự kết hợp các Driver lại với nhau sẽ tạo ra bản thiết kế loa. Đối với dòng loa 2 đường tiếng gồm có 1 tweeter, 1 loa trung có chức năng kích thích âm Bass. Đối với loa 3 đường tiếng gồm có đầy đủ 3 Driver.

Củ loa có khả năng truyền phát tín hiệu thành sóng âm thanh

Cấu tạo

  • Khung sườn: Là phần xương chống đỡ toàn bộ loa, gắn kết các thành phần của loa thường được làm bằng nhôm nhưng phổ biến nhất là bằng sắt. Khung sườn không ảnh hưởng nhiều đến âm thanh nhưng khung sườn lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.

  • Viền nhún: Làm từ chất liệu giấy hoặc vải được xếp gấp lại vào nhau giúp giữ kín hơi và tạo ra độ mềm dẻo cho âm thanh loa Bass.

  • Mạng nhện: Khi nhận tín hiệu, mạng nhện sẽ nhanh chóng di chuyển và sau đó quay về vị trí cân bằng để thực hiện những tín hiệu sau đó. Mạng nhện sẽ quyết định chất lượng của âm thanh cũng như độ bền của loa Bass rời.

  • Nam châm: Có hình tròn và được đặt cố định ở đằng sau của loa, trọng tâm của nam châm sẽ được đặt thẳng hàng với trọng tâm của màng loa, tạo ra lực từ tác động lên cuộn dây đồng và những xung động về âm thanh tác dụng lên màng loa và tạo ra âm thanh.

  • Côn loa: Cấu tạo từ lõi kim loại và ống hình trụ có các dây đồng cuốn quanh, đặt ở ngay khe hở từ. Khe từ càng nhỏ thì chất lượng âm thanh càng tốt. Vị trí côn loa chịu nhiệt khá cao khi dòng điện đi qua nên thường được bôi keo ở lớp kim loại để tạo độ chắc chắn.

  • Dây quấn: Làm từ dây đồng bên ngoài phủ lớp nhôm, có đa dạng loại dây là dây quấn tròn hoặc dây vuông, hình bầu dục.

  • Màng loa: Là phần quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định chất lượng âm thanh được tái tạo ra, có đa dạng các chất liệu như giấy, nhựa, kim loại,…

 

Loa được cấu tạo từ nhiều bộ phận

Nguyên lý hoạt động của một chiếc loa

Khi có dòng điện đi vào, nam châm sẽ tạo ra các từ trường, các lực từ trường này sẽ tác động làm cho cuộn âm chuyển động vào ra liên tục theo dao động cơ.

Cuộn âm khi chuyển động sẽ kéo theo màng loa chuyển động theo, do 2 bộ phận này được gắn vào nhau, phần màng nhện cũng được gắn với cuộn âm, vậy nên màng nhện sẽ có tần số cùng với tần số giao động của màng loa và giúp sự chuyển động của màng loa trở nên nhịp nhàng hơn. Cả 2 bộ phận (màng loa, màng nhện) được gắn chung vào phần khung viền, khung viền sẽ giúp giữ cố định cho màng loa.

Khi màng loa chuyển động tác động vào không khí phía trước loa bị rung động, từ đó tín hiệu âm thanh (sóng âm) được tạo ra. Dòng điện sẽ đổi chiều liên tục với tần số thay đổi sẽ tạo ra âm trầm, âm bổng khác nhau. Chính vì nguyên lí đó mà bạn có thể lựa chọn cách bố trí loa trong dàn âm thanh một cách thích hợp nhất.

 

Qua bài viết này Dacoustic hi vọng rằng bạn có thêm những kiến thức về Cấu tạo của Loa Karaoke để bảo đảm những thiết bị âm thanh của mình được hoạt động bền bỉ nhất.

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ tin cậy để mua sắm Loa thì Dbacoustic Việt Nam chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Với 6 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực âm thanh, Dbacoustic sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng, tình hình tài chính cũng như lắp đặt và vận chuyển.