Hướng dẫn vệ sinh Dàn Karaoke đúng cách đơn giản tại nhà

Written by

Admin

Follow us

I. Tại sao cần phải vệ sinh dàn âm thanh?

Khi sử dụng thiết bị âm thanh trong thời gian dài, nhiều người thường có thói quen chủ quan và bỏ qua việc vệ sinh. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề như gây hư hại hoặc hỏng hóc các thiết bị, thậm chí cháy nổ loa. Vì thế, thường xuyên vệ sinh bộ dàn sẽ giúp:

  • Góp phần đảm bảo chất lượng âm thanh đầu ra đạt chuẩn, vì tránh được tình trạng bụi bẩn bám trên màng loa làm ảnh hưởng đến âm thanh khi phát ra.
  • Bảo vệ tốt các bộ phận của loa như loại bỏ bụi bẩn bám trên các đầu jack cắm, giảm thiểu tình trạng hạt bụi len lỏi và gây ăn mòn các linh kiện bên trong loa nếu khi không vệ sinh loa trong khoảng thời gian dài.
  • Tăng hiệu suất loa khi hoạt động.

 

Vệ sinh Dàn Karaoke giúp nâng cao độ bền sản phẩm trong suốt thời gian

II. Lưu ý trước khi vệ sinh Dàn Karaoke

Khi thực hiện việc vệ sinh dàn karaoke, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo tắt nguồn loa karaoke trước khi tiến hành vệ sinh loa.
  • Không nên xịt chất tẩy rửa trực tiếp lên các bộ phận của loa, vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động hoặc gây hỏng loa.
  • Tránh loa tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến mạch điện và dây điện bên trong loa.
  • Tiến hành vệ sinh loa ở những khu vực thông thoáng và sạch sẽ, tránh bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.

Các dụng cụ cần có để vệ sinh loa karaoke

Trước khi tiến hành vệ sinh loa karaoke, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • 1 bàn chải mềm

  • 1 khăn mềm

  • 1 băng dính hoặc cây lăn quần áo

  • Tăm bông

  • Máy thổi bụi hoặc chổi nhỏ có đầu lông mịn

Những dụng cụ trên cần mềm mịn, tránh gây xước lên loa. Không nên sử dụng chất tẩy rửa bởi chúng dễ làm hỏng vỏ ngoài của thiết bị.

III. Hướng dẫn vệ sinh loa karaoke đơn giản tại nhà

1. Vệ sinh loa

Loa karaoke, loa sub trong bộ dàn là những thiết bị có cấu tạo khá phức tạp, mỗi bộ phận lại có cách vệ sinh khác nhau.

Tấm ê - căng

Tháo tấm ê - căng ra khỏi loa, sau đó dùng chổi lông quét nhẹ cho sạch bụi hoặc dùng máy hút bụi cầm tay để hút bụi.

Không nên dùng khăn ướt hoặc xịt nước trực tiếp để lau chùi, điều này sẽ làm cho ê - căng bị ẩm ướt dễ ảnh hưởng đến màng loa.

Màng loa

Cũng giống như ê - căng, bạn hãy dùng chổi lông mềm quét nhẹ hoặc máy hút bụi cầm tay để hút sạch bụi bám trên màng loa.

Thùng loa

Đa phần các dòng loa trên thị trường đều có lớp vỏ thùng chế tác từ chất liệu gỗ MDF hoặc gỗ tự nhiên khá dày nhằm hạn chế tối đa rung chấn làm ảnh hưởng đến chất âm trong quá trình hoạt động, vậy nên bạn chỉ cần lấy khăn lau sạch bụi là được.

2. Vệ sinh Amply/ Vang số/ Cục đẩy công suất

  • Đây là các thiết bị giữ nhiệm vụ xử lý và khuếch đại tín hiệu ra loa, tùy nhu cầu cũng như sở thích của mỗi người mà sẽ sử dụng amply karaoke hoặc cục đẩy kết hợp cùng vang số. Nhìn chung chúng đều có nhiều nút bấm gần sát nhau nên bạn cần lấy tăm bông để vệ sinh từng chi tiết nhỏ, có thể dùng máy hút bụi hoặc máy thổi bụi để làm sạch sâu bên trong các chi tiết của máy.

Có thể dùng bông tăm để vệ sinh từng khe kẽ, nút nhấn trên amply

3. Vệ sinh đầu karaoke

  • Dùng khăn mềm lau qua lớp bụi bám trên các mặt của đầu karaoke
  • Đối với các khe cắm, hãy dùng cây cọ mềm hoặc bóng thổi xịt cho sạch bụi.

4. Vệ sinh micro karaoke

Tay micro

Bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với tay người hát, cũng là nơi tồn tại của nhiều vi khuẩn có hại. Bạn có thể sử dụng cồn 70 - 90 độ tránh hiện tượng gỉ sét cũng như sát trùng.

Chụp micro

Tháo ra rửa sạch bằng nước hoặc cồn, sau đó phơi hoặc sấy khô rồi mới lắp lại vào tay mic để tránh tình trạng nhiễm nước gây chập cháy, hư hỏng.

Còn miếng vải mút bên trong thì lau nhẹ bằng vải khô để tránh ảnh hưởng tới kết cấu của vải gây ảnh hưởng đến chất lượng thu âm.

5. Vệ sinh hệ thống dây dẫn kết nối

Tùy theo mỗi Amply mà hệ thống dây dẫn kết nối có chút khác biệt. Cụ thể:

  • Với dây kết nối RCA: Có phần đầu kim được xẻ rãnh và jack cắm xung quanh của cổng kết nối này cũng được xẻ nhiều rãnh. Bạn cắm đầu dây RCA vào jack cắm RCA trên đầu đĩa, rồi xoay vài vòng quanh để loại bớt lớp oxy hóa ở phần đầu dây với jack cắm.

  • Với các loại dây kết nối còn lại: Dùng vải mềm để lau bụi bẩn bám trên thân dây và phần đầu của dây kết nối.

Dùng khăn khô mềm lau sạch thân và đầu dây cắm của loa karaoke trước khi cắm vào vị trí tương ứng trên loa

Như vậy, qua bài viết này, Dbacoustic mong rằng bạn đã có thể vệ sinh dàn Karaoke hiệu quả tại nhà 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ tin cậy để mua sắm dàn Karaoke thì Dbacoustic Việt Nam chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Với 6 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực âm thanh, Dbacoustic sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng, tình hình tài chính cũng như lắp đặt và vận chuyển.