Cách chỉnh âm ly hát karaoke chuẩn, nghe nhạc hay

Written by

Admin

Follow us

Bạn là một người yêu thích hát karaoke và đam mê trải nghiệm âm nhạc chất lượng cao? Bạn đang sở hữu một chiếc âm ly và bạn muốn biết cách tinh chỉnh amply để mang lại trải nghiệm karaoke đỉnh cao và nghe nhạc cực kỳ sắc nét? Hãy cùng DBacousitc khám phá các bước hướng dẫn đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể thưởng thức karaoke và nghe nhạc một cách tối ưu nhất nhé! 

Âm ly là gì?

Trước khi tìm hiểu các cách căn chỉnh âm ly, bạn cần phải hiểu âm ly là gì "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", nắm được âm ly là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn ý nghĩa phần tinh chỉnh đó.

Amplifier (Amply) hay âm ly theo phiên âm tiếng Việt là một thiết bị được sử dụng để tăng cường hoặc gia tăng công suất của tín hiệu âm thanh. Cụ thể, khi một tín hiệu âm thanh được tạo ra từ nguồn như đầu đĩa CD, USB, máy phát nhạc kỹ thuật số hoặc bất cứ từ nguồn vào nào, nó thường có mức độ công suất rất thấp. Âm ly nhận tín hiệu này và tăng cường nó để có thể điều khiển loa và phát ra âm thanh ở mức độ lớn hơn, phù hợp với yêu cầu của người nghe.

Các loại âm ly

  • Amply Stereo (2 kênh): Đây là loại âm ly phổ biến nhất, chia âm thanh thành hai kênh (trái và phải) để tạo ra âm thanh stereo.

  • Amply Surround Sound (Đa kênh): Loại này cung cấp âm thanh vòm, chia âm thanh thành nhiều kênh để tạo ra trải nghiệm âm thanh 3D khi xem phim hoặc nghe nhạc.

  • Amply tích hợp DAC (Digital-to-Analog Converter): Cung cấp chất lượng âm thanh sống động hơn bằng cách chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu analog.

  • Amply tích hợp Bluetooth: Cho phép kết nối không dây với các thiết bị di động và máy tính để nghe nhạc.

  • Amply tích hợp Phono Preamp: Cho phép kết nối trực tiếp với các thiết bị phono như đầu đĩa than để nghe nhạc analog.

  • Amply tích hợp Wi-Fi: Cho phép kết nối mạng để truy cập các dịch vụ nhạc trực tuyến và streaming.

  • Amply tích hợp karaoke: Có các tính năng như điều chỉnh giọng ca, điều chỉnh âm thanh để phù hợp với việc hát karaoke.

  • Amply Đèn ống (Tube Amp): Sử dụng các ống nghiệm để tạo ra âm thanh ấm áp và mềm mại, thường được ưa chuộng trong các hệ thống âm thanh hi-fi cao cấp.

  • Amply Điện tử (Solid State Amp): Sử dụng các linh kiện điện tử thể rắn như transistor để tạo ra âm thanh mạnh mẽ và chi tiết.

  • Amply Đa năng (Integrated Amplifier): Kết hợp cả chức năng của âm ly và preamplifier trong một thiết bị, tiết kiệm không gian và chi phí.

  • Amply kỹ thuật số (Digitial Amplìer): là một loại ampli được thiết kế để tăng cường tín hiệu âm thanh bằng cách sử dụng kỹ thuật số thay vì kỹ thuật analog truyền thống.

Cách chỉnh âm ly.

Khối chỉnh Mic: Đối với khối này khi bạn vặn các núm điều chỉnh trên đây bạn sẽ thay đổi tiếng nói của mình khi nói vào chiếc mic. Khi chỉnh các núm chức năng này bạn hãy vừa chỉnh vừa alo vào mic để có thể thấy sự thay đổi, chỉnh đúng với ý mình.

  • Căn chỉnh âm lượngMicro bằng cách chỉnh núm Vol vặn nhiều tiếng nói vào mic sẽ to và ngược lại
  • Nút Bal chỉnh độ to nhỏ khác nhau của 2 bên loa bạn vặn về bên phải loa phải sẽ kêu to hơn và ngược lại
  • Cân chỉnh các nút Lo, Mid, Hi để chỉnh Bass, Mid, Treb cho tiếng Mic. Đổi với giọng nam thường sẽ trầm hơn nên vặn Lo thấp xuống để không tạo tiếng ồm ồm, giọng nữ sẽ cao hơn nên vặn Hi thấp xuống để đỡ choé tiếng. Ai dọng hát yếu không lên được bị tiếng nhạc át mất thì có thể vặn Mid, Hi cao lên chút cho thanh hơn, ai giọng cao khoẻ có thể vặn Lo cao lên cho ngọt và ấm giọng
  • Chỉnh Echo tổng lên vào mức chính giữa.
  • Đối với phần Mic 2 có thể chỉnh tượng tự như các thay đổi trên. Có thể chỉnh Mic 1 cho người giọng trầm, Mic 2 cho người dọng cao.

Khối chỉnh Echo: Đối với khối này khi bạn vặn các núm điều chỉnh trên đây bạn sẽ thay đổi tiếng nhại của mình (hiệu ứng giọng nói của mình) của mình khi nói vào chiếc mic.

  • Đối với núm Vol bạn chỉnh theo sở thích của mình thích tiếng nhại to vặn và ngược lại.
  • Núm Lo, Hi cũng gần tương tự với Lo, Hi của Mic bạn hãy chỉnh theo ý mình.
  • RPT là độ lặp lại của tiếng nhại bạn muốn nhại nhiều thì vặn cao lên và ngược lại
  • DLY là độ trễ của tiếng nhại. bạn vặn càng cao tiếng nhại sẽ đi ra càng lâu so với tiếng thật của mình, ngược lại vặn xuống thấp tiếng nhại sẽ ra nhanh.

Khối chỉnh Music: Đối với khối này khi bạn vặn các núm điều chỉnh trên đây bạn sẽ thay đổi tiếng nhạc.

Căn chỉnh nút Vol cao nếu bạn muốn âm lượng cao và ngược lại

Tuỳ vào mỗi dòng nhạc mà bạn muốn nghe hay là bạn bặt nhạc để hát karaoke thì sẽ tinh chỉnh các núm vặn Lo, Mid, Hi khác nhau. Ví dụ bạn muốn nghe nhạc du dương, nhẹ nhàng như Bolero hay Acousstic thì vặn Hi cao lên chút để tiếng nhạc nghe trong trẻo, sáng sủa, ngược lại nếu bạn hay nghe Remix DJ, Nonstop có thế vặn Lo cao lên để có chất Bass đầm ấm.

Khối chỉnh Âm thanh tổng: Sau khi điều chỉnh tất cả các khối kia rồi bạn tiếp tục chỉnh đến âm thanh tổng, ở khối này sẽ thay đổi cả tiếng Mic và tiếng Nhạc (Music).

Đối với khối này bạn không cần tinh chỉnh nhiều lắm chỉ cần quan tâm đến núm Vol để tăng, giảm âm lượng cả hệ thống thôi


Bạn có thể tham khảo một số mẫu Amply : Tại đây

Phía trên là những hiểu biết của chúng tôi về "Cách chỉnh âm ly hát karaoke chuẩn, nghe nhạc hay". Nếu có gì thắc mắc hoặc góp ý bạn có thể để lại ở dưới phần bình luận nhé !

Follow chúng tôi tại đây:

Facebook: facebook.com